Thứ Ba, 18 tháng 11, 2008

Chữa tóc bạc sớm ở thanh niên

Đang ở lứa tuổi thanh niên bị tóc bạc sớm muốn hết bạc có mấy bài thuốc dân gian hiệu nghiệm sau:

Bài 1:

Hái hoa cúc đen vì nén độ một đêm thấy nước chảy ra đen là được (nén càng nặng càng tốt). Sau đó đem phơi 3-4 nắng cho thật khô để vào chum bịt kín dùng dần.

Liều dùng: Hoa cúc 10-16g thêm 4g cam thảo dây sắc với 300 ml nước còn 100 ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liền khoảng 3 tháng tóc đang bạc trở lại đen.

Bài 2:

Củ súng lấy về rửa sạch, sao vàng thơm, khoảng 200 g.

Cỏ nhọ nồi phơi khô để nơi dâm mát 500 g

Cả hai thứ trên tán nhỏ, trộn đều, ngày uống 2 lần với nước cơm lúc đói hoặc với 300 ml rượu ngon. Có thể trộn mật ong làm viên (khoảng 100 viên). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên với nước nóng, uống nhiều tháng tóc sẽ đen trở lại.

Bài 3:

Quả dâu chín đen chín 1kg

Cho vào vải mềm vắt lấy n­ước đen cô nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống hai lần, mỗi lần từ 5-10g. Cũng có thể đem quả dâu chín rửa sạch, để ráo dội qua nước sôi cho vào lọ sạch thêm đường, ngâm thành xi rô, pha nư­ớc uống 1-2 lần trong ngày. Uống liên tục cho đến lúc tóc đen trở lại.

Bài 4:

Hoa cúc 20g

Hạt muồng 50 g

Cam thảo dây 100 g

Hạt muồng, cam thảo dây băm nhỏ, sao vàng thơm trộn với hoa cúc hãm với nước sôi thay nước chè uống hàng ngày
suu tầm

20 Món ăn Làm Giảm Huyết áp

Nên ăn nhạt, đủ chất dinh dưỡng kết hợp với dùng thuốc lợi tiểu

1.- Cháo gạo lứt, đậu đỏ và bắp.
2.- Súp bột mì và rong biển.
3.- Dưa leo trộn chua ngọt.
4.- Canh cá lóc, giá và cải xanh.
5.- Canh thịt heo, cà tím và dưa leo.
6.- Canh thịt heo và cần tây.
7.- Mộc nhỉ xào tỏi.
8.- Canh sò nấu râu bắp.
9.- Canh rong biển và hạt bo bo.
10.- Canh cá giếc nấu với mè đen.
11.- Canh rong biển nấu với bí đau.
12.- Thịt heo nạc xào rau cần, gía.
13.- Canh bắp cải, đậu đỏ.
14.- Canh ốc, cần tây.
15.- Cần tây xào đậu hủ.
16.- Chè mè đen, khoai mài.
17.- Cà tím xào tỏi.
18.- Thịt heo xào cần tây.
19.- Cháo gạo lứt, rau cần và mộc nhỉ.
20.- Canh gía, cải bẹ xanh, rong biển.

Củ cải chữa được rất nhiều bệnh

1. Chữa viêm khí quản cấp và mãn tính, ho nhiều đờm, khó thở:
Củ cải rửa sạch, thái từng sợi mỏng, trộn với mạch nha ăn hàng ngày.
2. Chữa đầy bụng, nôn ọe:
Củ cải rửa sạch, nghiền nát lấy nước, thêm một chút mật ong và nước trắng, đun sôi rồi ăn từ từ.
3. Chữa mất tiếng, khó nói:
Củ cải rửa sạch, vắt lấy nước, trôn với gừng sống, với liều lượng bằng nhau rồi ngậm từng ngụm trong cổ họng.
4.Hạ huyết áp:
Chọn củ cải tươi, rửa sạch, ép lấy nước pha với mật ong uống hằng ngày sẽ làm huyết áp giảm từ từ và trị được bệnh sơ cứng đông mạch.
5. Chống bệnh ung thư:
- Do củ cải có nhiều chất Xenluloza có tác dụng thu hút các vi khuẩn, các dị tật và các tế bào hoại tử, từ đó tăng cường năng lực chông ung thư của cơ thể.
Ngoài ra la củ cải khi đun lấy nước súc miệng, có thể chữa được bệnh đau họng.Trong các món ăn nếu có một it củ cải sẽ rất thuận lợi trong việc tiêu hóa, đồng thời kích thích việc hình thành vitamin B1 trong ruột. (ST)

Chữa bệnh và làm đẹp với ngô

TP - Ăn ngô giúp phụ nữ cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái, da dẻ căng mọng, mịn màng, kéo chậm quá trình lão hóa, do trong hạt ngô có chứa rất nhiều vitamin E và tốt cho tiêu hóa.

Thành phần dinh dưỡng trong ngô:

Trong hạt ngô có chứa flagellat 38 %, abscisin 18%, protein từ 7-12%, cùng lysin từ 1,8-4,45% và tryptophan 0,4-1,0% tùy theo loại ngô.

Người ta cũng nghiên cứu trong vỏ hạt ngô có thành phần chính là protein -polysaccharid, hydroxyprolin và những amin acid: serin, threonin.

Chính vì thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ này mà ngô đã được dùng rất nhiều trong thành phần thức ăn bổ sung. Ngô vừa là món ăn bổ dưỡng, giúp tái tạo và tăng cường năng lượng

Trong râu ngô cóchứa rất nhiều kali, tinh dầu, vitamin C. Chính vì vậy, nước râu ngô được coi là nước uống tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu...

Chữa bệnh với ngô:

Theo Đông y,ngô có vị ngọt tính bình có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, đái tháo đường, huyết áp cao.

Trong dân gian còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc đơn giản chữa bệnh từ ngô.

Như để chữa bệnh huyết áp cao dùng ngô non để cả bẹ gồm cả râu đem luộc lấy rồi ăn trong ngày, nước luộc ngô uống thay nước.

Chữa viêm túi mật: Ngô non: 100g (để cả bẹ và râu). Nhân trần: 30g. Cam thảo: 10g. Đem những thứ trên sắc chung, uống ngày ba lần, mỗi lần 60ml ăn kèm ngô đã luộc.

Chữa phù thũng, viêm thận cấp, đái đỏ hay viêm gan, tắc mật: uống nước râu ngô đặc hoặc nước sắc ruột thân ngô hàng ngày thường xuyên.

Chữa chậm tiêu, đầy bụng, đi ngoài sống phân: dùng mầm ngô tán bột và ăn đều.

Chữa bệnh về tim, thận, tê thấp, sỏi thận: ăn ngô luộc thường xuyên với uống nước râu ngô đặc.

Có thể tăng cường thị lực cho người cao tuổi bằng cách ăn nhiều ngô cũng như các chế phẩm của ngô.

Tác dụng tốt với thận, râu ngô còn chứa nhiều sitosterol, stigmasterol, saponin, Ca, vitamin C, nên có thể phối hợp để làm thuốc cầm máu.

Để chữa những bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật.

Vì vậy thường xuyên dùng nước luộc râu ngô trong thời gian dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.Nước hãm râu ngô còn có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung.

Với hạt ngô, nhờ tính chức ức chế protease, ngô cũng như đậu, gạo có khả năng ngăn cản ung thư vú, da, ruột kết ở thú vật và một cuộc khảo cứu dịch tể học cho thấy thức ăn gồm nhiều những hột ấy giảm hạ ung thư vú, tiền liệt, ruột kết con người, chống bệnh hoại huyết, tăng cường sức đề kháng, chống các bệnh đề kháng, nhiễm trùng.

Làm đẹp với ngô:

Ăn ngô có thể giúp phụ nữ trẻ lâu và rất có ích trong việc làm đẹp. Kết luận này là của các nhà khoa học Trung Quốc và Châu Âu và Mỹ đã khẳng định nhiều năm.

Trong hạt ngô có chứa rất nhiều vitamin E và tốt cho tiêu hóa. Điều này sẽ giúp phụ nữ cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái, da dẻ căng mọng, mịn màng, kéo chậm quá trình lão hóa.

Bột ngô là một loại nguyên liệu dùng làm mặt nạ rất tốt. Dùng bột ngô trộn với sữa tươi hay mật ong với chanh sẽ cho bạn làn da căng mịn, trắng trẻo, tươi mới.

Cháo ngô là một món ăn kiêng tuyệt vời, ít béo mà vẫn đủ chất dinh dưỡng.

Để xóa những vết nứt nẻ gót chân hay giữ cho da tay đẹp và trắng mịn, hãy bôi hỗn hợp bột ngô và sữa tươi hàng ngày sau 1 tuần đến 10 ngày.

Việt Hòa

chuối:vị thuốc rẻ tiền mà công dụng

Hạ áp huyết cao

Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường Đại Học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường Đại Học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết quả này. Ăn chuối chín có thể làm hạ áp huyết cao mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.

Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng Potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng Potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có đến 396 mg khoáng chất này, trong khi chỉ có 1mg Sodium. Sự tương quan giữa muối Sodium và Potassium có liên quan đến việc duy trì độ PH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi Sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định t 8 41;o gánh nặng cho hệ tim mạch thì Potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt Sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối Potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết.

Vào tháng 10 năm 2000, FDA (Cơ Quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận 'những loại thực phẩm giàu Potassium và ít Sodium có khả năng làm giảm nguy cơ máu cao và đột quỵ.' Cơ quan này cũng đánh giá chuối thuộc nhóm thực phẩm ưu tiên cho yêu cầu này vì chuối không những có hàm lượng Potassium cao, mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Có lẽ đây là lý do khiến gần đây ở phương Tây người ta đã phổ biến tiêu ngữ 'A banana a day keeps the doctor away' (Ăn một trái chuối mỗi ngày để không cần đến thầy thuốc). Căn cứ vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ cho rằng nhu cầu Potassium trung bình cho một người để hạn chế hoặc ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ là 3gram mỗi ngày.

Nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực

Theo Tiến Sĩ Douglas N. Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một bữa ăn chỉ toàn bằng chuối cũng có thể cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hàng giờ đồng hồ.

Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp nầy, đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructose trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó.

Đặc biệt tỷ lệ Potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.

Chuối chín chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già

Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chống bệnh ở ruột già.

Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng
Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loài chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp tức kỹ thuật phơi âm can (phơi trong bóng râm) của Y Học Cổ Truyền. Cách phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chuối mất đi tác dụng chữa bệnh này.

Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính, cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn chính

Thang Thuốc Thập Toàn đại Bổ



NHỮNG TOA THUỒC CĂN BẢN ĐÔNG Y (ACADEMIC)
CHỮA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH MÀ TÂY Y KHÔNG TÌM RA NGUYÊN NHÂN


THẬP TOÀN ĐẠI BỔ THANG gồm có 3 nhóm thuốc chính hợp laị :

Nhóm thứ nhất : TỨ VẬT THANG

Chữa tất cả những bệnh thuộc về máu, bồi bổ cơ sở vật chất
Tứ vật gồm 4 vị : Quy, Địa, Thược , Khung,
Thành phần cân lượng như sau :

Đương quy (tẩm rượu) 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, sinh huyết, trục ứ sinh tân, chữa hư tổn)
Thục điạ 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, bổ thận, bổ huyết ích tinh tủy )
Bạch thược 1,5 chỉ (vị chua, tính hàn, vừa bổ vừa liễm)
Xuyên khung 1 chỉ (tính ấm, thăng lên đầu khai ứ tắc )
Ghi chú : Chỉ dùng cho nhữnh người thiếu máu, nhưng khí đủ.

Công dụng của Bài Tứ vật thang :

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, kinh không đều, các chứng huyết hư, thiếu máu, chóng mặt, xây xẩm, huyết ứ trệ, người gầy ốm suy nhược mệt mỏi, kém ăn, ăn không biết ngon, áp huyết thấp, đau nhức do thiếu huyết tuần hoàn.


Nhóm thứ hai : TỨ QUÂN TỬ THANG

Chữa tất cả những bệnh thuộc về khí, tăng cường chức năng :
Tứ quân tử 4 vị : Sâm. Linh, Truật, Thảo,
Thành phần cân lượng như sau :

Nhân sâm 2 chỉ ( vị ngọt, đại bổ nguyên khí, vinh vệ khí, sinh tân, chỉ khát)
Phục linh 2 chỉ (vị nhạt, hóa đàm, thông thủy đạo, lợi thấp)
Bạch truật 2 chỉ (vị ngọt ấm, bổ tỳ vị, trục đàm trừ thấp, cầm tiêu chảy )
Chích thảo 1 chỉ (vị ngọt ấm, làm ấm trung tiêu)

Công dụng của Bài Tứ quân tử thang :

Kiện tỳ vị, ích khí hòa trung, giúp mạnh chức năng tỳ vị, khí hư không đủ sinh mệt mỏi rả rời, mặt vàng, ăn không tiêu, đại tiện không thông.

Chỉ dùng cho những người thiếu khí, nhưng không thiếu huyết. Nhân sâm đắt, thay bằng Đảng sâm 4 chỉ (vị ngọt, tính ấm, phù dương, trợ khí, tăng tân dịch).


Hai nhóm hợp lại thành : BÁT TRÂN THANG :

Đương quy (tẩm rượu) 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, sinh huyết, trục ứ sinh tân, chữa hư tổn)
Thục điạ 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, bổ thận, bổ huyết ích tinh tủy )
Bạch thược 1,5 chỉ (vị chua, tính hàn, vừa bổ vừa liễm)
Xuyên khung 1 chỉ (tính ấm, thăng lên đầu khai ứ tắc )
Nhân sâm 2 chỉ ( vị ngọt, đại bổ nguyên khí, vinh vệ khí, sinh tân, chỉ khát)
Phục linh 2 chỉ (vị nhạt, hóa đàm, thông thủy đạo, lợi thấp)
Bạch truật 2 chỉ (vị ngọt ấm, bổ tỳ vị, trục đàm trừ thấp, cầm tiêu chảy )
Chích thảo 1 chỉ (vị ngọt ấm, làm ấm trung tiêu)

Công dụng của Bát Trân thang :
Bồi bổ và điều chỉnh lại khí và huyết khi cơ thể bị suy nhược hay phụ nữ bị xáo trộn ở tuổi tiền mãn kinh.


Hai nhóm này hợp lại để vừa bồi bổ khí và bổ huyết, phá huyết xấu, sinh khí huyết mới, chữa bệnh tâm-phế hư tổn cả khí và huyết được gọi là 8 vị thuốc qúy, cũng dùng để chữa bệnh xáo trôn khí huyết trong thời kỳ tiền mãn kinh .

Nhóm thứ ba : là thuốc điều hòa âm dương gồm có 2 vị :

Hoàng Kỳ (chích) 2 chỉ (tính ấm, trợ dương, cầm mồ hôi, cố biểu, sinh cơ, khí hư
thiếu )
Nhục quế 1 chỉ (vị cay nóng, chữa hư hàn, thông huyết mạch, ôn bổ, dẫn
hỏa quy nguyên)


Hai vị này được thêm vào BÁT TRÂN THANG để trở thành THẬP TOÀN ĐẠI BỔ THANG : Bổ toàn vẹn âm dương khí huyết. Công dụng : Trị chân âm hãm vào trong, khí hư dương bốc ra ngoài, cho nên dùng Hoàng kỳ chích để trợ dương cố biểu, nhục quế để dẫn hỏa quy nguyên.


Đương quy (tẩm rượu) 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, sinh huyết, trục ứ sinh tân, chữa hư tổn)
Thục điạ 2 chỉ (vị ngọt tính ấm, bổ thận, bổ huyết ích tinh tủy )
Bạch thược 1,5 chỉ (vị chua, tính hàn, vừa bổ vừa liễm)
Xuyên khung 1 chỉ (tính ấm, thăng lên đầu khai ứ tắc )
Nhân sâm 2 chỉ ( vị ngọt, đại bổ nguyên khí, vinh vệ khí, sinh tân, chỉ khát)
Phục linh 2 chỉ (vị nhạt, hóa đàm, thông thủy đạo, lợi thấp)
Bạch truật 2 chỉ (vị ngọt ấm, bổ tỳ vị, trục đàm trừ thấp, cầm tiêu chảy )
Chích thảo 1 chỉ (vị ngọt ấm, làm ấm trung tiêu)
Hoàng Kỳ (chích) 2 chỉ (tính ấm, trợ dương, cầm mồ hôi, cố biểu, sinh cơ, khí hư
thiếu )
Nhục quế 1 chỉ (vị cay nóng, chữa hư hàn, thông huyết mạch, ôn bổ, dẫn
hỏa quy nguyên)


Trong thang Thập toàn đại bổ, mỗi thang thêm 2 qủa táo tầu đen, và 3 lát gừng. Đổ 4 chén nước nấu cạn còn 1 chén, uống ấm. Uống khoảng 20 thang, cơ thể thấy có sự thay đổi, ăn ngon, ngủ được, hết bần thần mệt mỏi đau nhức, nhức đầu chóng mặt, mà tây y không tìm ra nguyên nhân. Người bệnh chỉ uống nước sắc đầu hưởng được 100% chất bổ dưỡng, không được uống nước sắc lần thứ hai, chất bổ chỉ còn 60%, nếu uống cả 2 nước sắc, công hiệu chỉ được 80% sẽ kém hiệu nghiệm, kết qủa châm hơn. Nhưng nước thứ hai có thể cho người khác trong gia đình uống cũng làm tăng sức khỏe được 60%. Toa thuốc này tuy tầm thường, chỉ bồi bổ và lưu thông khí và huyết giúp phòng chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn nhiễm, ăn ngủ ngon, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, chữa những bệnh không tên, không tìm ra nguyên nhân, có giá trị hơn nhiều so với loại thuốc bổ Multivitamine chứa 24 chất của tây dược.

Ghi chú :

Cấm không được dùng khi bị cảm sẽ làm cho bệnh cảm nặng hơn.

Gia giảm : Toa thuốc này tốt cho người có tính hàn, ăn không biết ngon, mất ngủ, cơ thể suy nhược, uống khoảng 20 thang thuốc mới chuyển hóa cảm nhận thấy rõ, biết dói bụng đòi ăn mà không cần kén chọn thức ăn. Nhưng nếu người có tính nhiệt, khi uống cảm thấy nóng, táo bón, môi miệng khô, áp huyết hơi tăng cao thì thay Thục địa bằng Sinh địa (tính hàn, tiêu thấp nhiệt, tiêu huyết ứ), và chỉ lấy 1 lát gừng để làm Sứ dẫn vào Tỳ Vị, kích thích chức năng hoạt động ở trung tiêu tạo huyết sinh khí bồi bổ cơ thể.
Nước thuốc sau khi sắc xong, có vị ngọt, nhiều người sợ có bệnh tiểu đường không uống được, nhưng uống sau 1 tuần theo dõi độ đường, không ảnh hưởng, không tăng lượng đường.

PHÂN TÍCH NHỮNG VỊ THUỐC THEO ĐÔNG TÂY Y :

Đương quy :

Phân tích theo tây y :

Tên khoa học Angelica spp. chứa tinh dầu có các hợp chất terpen, phenolic, các chất dẫn phtalid, coumarin, acid hữu cơ vanilic, palmitic, linoleic, nicotimic, sucinic, polysaccharide, các acid amine, vit.B1,B12, E, các nguyên tố Mg, Ca, Al, Cr, Cu, Zn, As, Pb, Cd, Hg, P, Fe, Si, Ni, V, brefedin..Đương quy được phân thành 4 loại : Quy đầu gồm phần đầu của rễ chính, đầu tù và tròn còn mang vết tích của lá. Quy thân là rễ đã loại bỏ phần đầu và đuôi. Quy vĩ là phần rễ phụ hay nhánh. Toàn đương quy gồm cả rễ cái và rễ phụ.
Đương quy có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột, chống thiếu máu ác tính, ức chế trực khuẩn dịch hạch, thương hàn, phế cầu khuẩn, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, có khả năng bảo vệ hệ thống miễn dịch làm tăng lượng tế bào lympho T và phục hồi tái tạo hồng cầu, tăng sức đề kháng, ức chế sự giảm tỷ lệ huyết sắc tố, có khả năng điều trị huyết khối não viêm tắc, tăng cường tuần hoàn não bị ứ máu, chống loạn nhịp tim, tăng hoạt tính thực bào. Rễ đương quy có 2 thành phần: một thành phần không có tinh dầu kích thích tử cung làm tăng lượng AND, tăng lượng tiêu thụ oxy của gan, và tăng năng lượng sử dụng glucose của tử cung, một thành phần có tinh dầu khác ức chế tử cung.

Phân tích theo đông y :

Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận trường, dùng để chữa bệnh phụ nữ, dùng làm thuốc bổ chữa bệnh thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, ngực, bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại liệt, táo bón, mụn lở ngứa, ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, sa tử cung, chảy máu, làm thuốc giảm đau chống co giật trong bệnh ung thư.

Sinh địa, thục địa :

Phân tích theo tây y :

Thục địa là sinh địa đã sao chế chín, tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch..Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.

Phân tích theo đông y :

Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược .
Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện


Bạch thược :

Phân tích công dụng theo tây y :

Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall., tên khác là Mẫu đơn trắng, chứa hoạt chất paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyol paeoniflorin, hợp chất triterpen, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, kích thích co bóp, kháng cholin, giảm đau, điều kinh.

Phân tích theo đông y :

Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát vào 3 kinh can tỳ phế, chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, viêm mạch huyết khối, tắc mạch máu não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, tiểu khó.

Xuyên khung :

Phân tích theo tây y :

Tên khoa học Conioselinum univitalum Turcz., tên khác là Khung cùng, có chứa các chất phthalid tăng hoạt tính ức chế, chống loạn nhịp tim và gây giãn động mạch vành., chất Ligustrazin ức chế sự kết hợp tiểu cầu, có khả năng dịch chuyển Ca 2+ khỏi màng tiểu cầu, chống đông máu cục ở động mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, và giảm lực co cơ tim, giảm áp huyết động mạch vành, tăng áp suất tâm thất trái và sự tieu thụ oxy ở tim, chất Tetramethylpyrazin có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tắc mạch máu não, nghẽn máu não, tăng sự phục hồI hình dạng hồng cầu nhanh hơn. Rễ xuyên khung có tác dụng chống đông máu, ức chế các giai đoạn đông máu nội sinh, ngoại sinh và tạo fibrin, giảm áp huyết, giảm áp huyết động mạch phổi, giảm cholesterol, tăng chức năng tâm thất trái, tăng chất lượng huyết lưu trong bệnh nghẽn tim phổi mạn tính, ức chế co thắt cơ trơn ruột, lợi tiểu, kháng khuẩn phế càu, lien cầu tan máu, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

Phân tích theo đông y :

Xuyên khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Vào 3 kinh Can, Đởm, Tâm bào. Có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chữa nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đầy trướng, ung nhọt, rong kinh kéo dài sau khi sinh, rốI loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau nhói ngực, sườn, viêm đau do thương tổn, chấn thương, đau thấp khớp.
Chống chỉ định :
Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Nhân sâm :

Phân tích theo tây y :

Tên khoa học Panax ginseng C.A. Mey., tên khác là Sâm Cao ly, chứa các saponin triterpen như ginsenosid Rc, Rg1 và Ro giúp hưng phấn của vỏ đại não, tăng cường ức chế, cải thiện hệ thần kinh,tăng cường thể lực, trí lực, có tác dụng ức chế phản xạ có điều kiện của morphin và ethanol, nhân sâm dùng dài ngày phòng ngừa được phản ứng gây sốt do tiêm vaccin gây ra, dịch chiết nhân sâm làm tăng cao hàm lượng adrenocorticotropic hormone (ACTH) và corticosteron. Các ginsenoid có tác dụng trên hệ nội tiết, ức chế rõ rệt những thay đổi về trọng lượng của tuyến thượng thận, tuyến ức, lách, và tuyến giáp trạng trong qúa trình phản ứng kích thích, kích thích tuyến yên phân tiết hormone sinh tinh, kháng lợi niệu, chuyển hóa đường khi thử nghiệm tiêm adrenalin hay dung dịch glucose vào thỏ rồi tiêm dịch nhân sâm thấy đường huyết hạ, nhưng không thể thay thế dược insulin giải quyết được rối loạn chuyển hóa đường và không ngăn ngừa được bệnh tái sinh, làm giảm rối loạn nhịp tim, có tác dụng giãn mach làm hạ áp huyết và ức chế sự thu nạp Ca+ trong màng cơ tim, có tác dụng thúc đẩy qúa trình tồng hợp acid nucleic, protein trong tế bào gan, tinh hoàn, tủy xương, và tổng hợp albumin huyết thanh.

Phân tích theo đông y :

Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào các kinh tỳ, phế, tâm, có tác dụng bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, an thần kinh, bổ tỳ ích phế, bổ ngũ tạng, trừ tà khí, minh mục, khai tâm ích trí, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, đoản khí, tâm hồi hộp, hư lao.


Đảng sâm :

Phân tích theo tây y :

Tên khoa học Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Rễ có đường, chất béo, không có saponin, người ta chiết xuất được triterpenglucoside và đặc biệt là các polysaccharide có tác dụng lên hệ miễn dịch, chống viêm, tăng chức năng tủy xương sinh sản tế bào có hoạt tính miễn dịch và dưỡng bào, tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, hạ áp huyết ngoại vi và ức chế tác dụng gây tăng áp huyết của adrenalin.

Phân tích theo đông y :

Rễ đảng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa tỳ vị suy nhược, phế khí kém, biếng ăn, đại tiện lỏng, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau.

Phục linh :

Phân tích theo tây y :

Tên khoa học Poria cocos Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.

Phân tích theo đông y :

Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.

Bạch truật :

Phân tích theo tây y :

Tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz., bộ phận dùng là rễ củ, vỏ mầu nâu, ruột trắng ngà ức chế vi khuẩn gây ra bệnh ngoài da, nước sắc của bạch truật có chất glucoside kali atractylat làm hạ đường huyết trong gan xuống thấp có thể tới mức gây co giật, nhưng lượng glycogen trong tim hơi tăng, ức chế sự đông máu, tăng chức năng hoạt động của gan, chống loét các cơ quan thuộc đường tiêu hóa, chống viêm khớp.

Phân tích theo đông y :

Bạch truật có mùi thơm nhẹ, vị ngọt đắng, tính ấm, kiện tỳ, táo thấp, hòa trung, lợi tiểu, giảm phù nhẹ, an thai, chống loét dạ dày, tăng cường chức năng giải độc của gan và chống viêm, nếu bạch truật sao chế với giấm sẽ làm tăng tiết mật. Đông y xem nó như là một loại thuốc bổ chữa các bệnh hư chứng như đau bao tử, giảm đau bụng đầy trướng có cảm giác nóng rát vùng thượng vị làm nôn mửa, giúp ăn được, chữa bệnh chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy phân sống, viêm ruột mãn tính, chữa sốt ra mồ hôi.
Ngày dùng 1,5-3,0 chỉ ( 6g-12g )sắc nước uống.
Chống chỉ định :
Người có bệnh đau bụng do âm hư nhiệt trướng, táo bón, háo khát không dùng được.


Chích thảo, Cam thảo :

Phân tích theo tây y :

Có hai loại mang tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fisch. và G. glabra L. Chứa 4-6% chất vô cơ carbohydrat ( glucose và saccharose ), 3-5% manitol, tinh bột 25-30%, lipid 0,5-1%, asparagin 2-4%, nhựa 5%, có độ ngọt gấp 60 lần saccharose, nếu phối hợp với mía độ ngọt có thể tăng gấp 100 lần. Glycyrhizin gồm có 2 phân tử acid glucuronic và 1 phân tử acid glycyrhetic cấu tạo gần giống như cortisone có nhiều đồng phân chữa được bệnh Addison, có tác dụng chuyển hóa các chất điện giải, giữ natri và clorid trong cơ thể làm tăng áp huyết, giúp sự bài tiết kali. Ở trong cây, glycyrhizin tồn tại ở dạng muối Ca và Mg. Cam thảo có tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm thể nhiệt, giảm hô hấp, giảm ho, giải co thắt cơ trơn, chữa loét đường tiêu hóa bao tử và ruột, bảo vệ gan khi bị viêm gan, tăng tiết mật, chống dị ứng, giải độc mạnh đối với độc tố của bạch cầu, của cá, của nọc rắn, của strychnine, của uốn ván, của cocain và chlorat hydrate. Cam thảo dùng chung với cortisone làm giảm tác dụng của cortisone.

Phân tích theo đông y :

Rễ cam thảo bắc vị ngọt, tính bình, để sống có tác dụng giải độc, tả hỏa, chích cam thảo loại tẩm mật sao vàng có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc. Riêng cam thảo chữa cảm ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau bao tử, ỉa chảy, ngộ độc. Chích cam thảo bổ tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn.

Hoàng kỳ :

Phân tích theo tây y :

Tên khoa học Astragalus membranaceus (Fisch.)Bunge. Chứa chất polysaccharide giúp tăng hoạt tính interleukin-2 làm tăng thực bào của hệ lưới nội môi và tế bào đa nhân thuộc hệ thống miễn dịch, sinh thêm tế bào và duy trì tuổi thọ tế bào, là loại thuốc hồi dương, giúp tim co bóp bình thường trong trường hợp suy tim, vừa làm giãn mạch tim và mạch thận khiến áp huyết hạ và giúp máu qua thận nhiều hơn vừa bảo vệ mạch không vỡ do chiếu tia X-quang, tăng sự thẩm thấu của huyết tương qua thành mạch. Chất Saponin astramembrannin làm tăng sinh tổng hợp ADN trong gan và trong qúa trình tái sinh gan khi gan bị cắt, ngăn ngừa sự giảm glycogen, có tính kháng khuẩn, trực khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu.

Phân tích theo đông y :

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế tỳ, bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc, chữa thận hư, viêm thận tiểu cầu mãn tính, đái tháo đường, đái đục, phong thấp, đau xương.

Nhục quế :

Phân tích công dụng theo tây y :

Tên khoa học Cinnamomum cassia Blume. Vỏ thân cành gọi là quế chi, vỏ thân gọi là quế nhục có chứa tinh dầu aldehyde cinnamic, tannin, chất nhựa, chất đường, calci oxalate, chất nhầy, chất vô cơ, coumarin. Có tác dụng diệt khuẩn lao, tiêu chảy, siêu vi khuẩn, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, nấm, Quế chi làm giãn mạch ngoại biên giúp giảm áp huyết, làm tăng lực co cơ mạch tim, chống huyết khối, chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào bạch cầu, chống đái tháo đường.

Phân tích theo đông y :

Quế vị ngọt cay, mùi thơm, tính rất nóng, tác dụng bổ tăng hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích. Dùng để cấp cứu chân tay hàn lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, tiêu hóa kém, tả lỵ, phù thủy thủng do bí tiểu tiện, kinh bế, rắn cắn, ung thư.

Những Bài Thuốc Trị Bệnh" đàn ông"

Kế thừa những bí kíp của ông cố nội vồn là một ngự y trong triều đình Huế, ông nội từng làm đốc học Thanh Nghệ Tĩnh( cũng từng là một thầy thuốc), bố nguyên là viện trưởng viện nghiên cứu đông y Việt Nam(cụ cử Thâm)truyền lại cùng với bản thân dụng công nghiên cứu nhiều năm, ông Hoàng Văn Hùng đã bào chế bài thuốc chữa trị bệnh liệt dương rất công hiệu, đang được các quý ông ở các tỉnh phía Bắc tin dùng. Không giấu bí quyết, ông Hùng gởi tặng bạn đọc bài thuốc này:
1- Bệnh do miệng môn hỏa suy, tinh hư lạnh( mạch trầm trì)
Cho uống: Hữu quy hoàn gia vị.
Thục địa: 20g, kỳ tử 8g, phụ tử 8g, hoài sơn 16g,đỗ trọng 8g, sơn thù 8g, phục linh 8g,nhục quế 10g,đương quy 16g,thỏ ty 8g,cố chỉ 8g,ba kích 10g.Làm cho chân dương khỏe mạnh, kiên cố, ắt sẽ kiên cường.
2- Bệnh do tiên thiên bất túc, lo nghĩ nhiều làm tỳ,thận tổn thương, gầy gò, ốm yếu, mệt mõi( mạch hư nhược)
Cho uống:Hắc quy tỳ gia ; hoài sơn, sơn thù.
Cát sâm 10g, hoàng kỳ 16g, xuyên quy 16g, bạch truật 110g, phục thần 12g, viễn chí 10g, táo nhân 10g,cam thảo 6g,đại táo 12g, mộc hương 3g, thục địa 12g, hoài sơn 20g,, sơn thù 10g, long nhãn 12g.
Làm cho ăn tốt ngủ ngon, sinh cơ lực, làm tiền đề cho sinh khí phát triển sẽ cương cường.
3-Bệnh do sinh hoạt, sắc dục thái quá, tinh loãng, hoạt tiết liệu( mạch trầm sác vô lực).
Cho uống: Liên tử 12g, khiếm thực 16g,phúc bồn tử 8g, thỏ ty tử 16g kỳ tử 16g, ngũ vị tử 4g.
Uống vào sẽ thu liễm và phục hồi rất công hiệu.

Những Bài Thuốc





Không "thổi lửa to đun nồi nước cạn"
Ông Hoàng Văn Hùng, chủ tịch hội đông y thành phố Thanh Hóa. Chủ hãng thuốc thể thao đông y gia truyền Cụ Cử Thâm- có rất nhiều người thành tựu trong việc điều trị căn bệnh" khó nói" này cho biết: Y học cổ truyền đã nghiên cứu và kết luận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh liệt dương. Xin nêu ra một số nguyên nhân chính: Do ăn uống, làm viêv5, sinh hoạt, rượu chè, sắc dục quá độ khiến thận tinh hư khí suy, sinh raliệt, hoặc mất khả năng tự chủ, tinh tiết sớm... nếu thận suy, khí can dương kgông vững nên khi gặp âm tà xâm lấn tất tinh khí sẽ bị tiêu hao...
Có một sai lầm hết sức nghiêm trọng là, khi gặp phải căn bệnh này các quý ông thường đến thuốc kích thích mạnh. Hậu quả nguyên khí bị hư tổn dẫn đến suy kiệt. Ví như nồi nước cạn cố tình tăng thêm lửa, nước sẽ sôi bùng lên trong giây lát rồi cạn kiệt, Đáy nồi sẽ cháy. Như vậy thì thật là tai hại, sẽ không phục hồi được nữa.

Tắm Nắng để Trẻ Hơn



TRái với những nguồn tin rằng: tắm nắng thường xuyên sẽ gây tổn hại da. Một nghiên cứu mới do đại học KING(ANH) thực hiện cho thấy tắm nắng có thể cho thấy làm giảm quá trình lão hóa da đến 5 năm. Theo báo Telegraph, các nhà khoa học phát hiện gien của những người tránh ra nắng, hoặc có chế độ ăn ít vitamin D, bị tổn hại nặng nề dẫn đến tình trạng lão hóa sớm và mắc các bệnh về tuổi tác. Sự tổn hại gien như trên có ảnh hưởng lớn đến nỗi những người thiếu vitamin D già hơn đến 5 năm về mặt sinh học đối với những người thường tắm nắng. Tuy nhiên, không nên phơi nắng nhiều quá khiến da bạn bị cháy nắng.

7 bước giảm cân hiệu quả

Dân trí) - Để thay đổi trọng lượng cơ thể thì điều đầu tiên bạn cần làm là biết mình cần giảm bao nhiêu kí lô. Một điều khác là làm sao để công cuộc giảm cân không trở thành một cực hình…

1. Mua 1 cái cân

Theo 1 nghiên cứu gần đây của Trường ĐH Y dược Brown thì chìa khoá của việc giảm cân là nắm rõ tình trạng cân nặng của mình. Nơi đặt cân là chỗ có bề mặt phẳng, không mấp mô.

Thời gian tốt nhất để biết chính xác số cân của cơ thể là vào buổi sáng.

Bạn nên có 1 tờ lịch ghi rõ số cân từng ngày. Dựa vào con số đó, bạn có thể kiểm soát trọng lượng của mình.

Sau 1 tuần, nếu số cân của bạn giảm từ 0,5 - 1kg là bạn đã thành công. Không nên kỳ vọng giảm cân nhiều vì cơ thể của bạn sẽ không kịp thích ứng, gây mệt mỏi.

2. Viết nhật kí giảm cân

Nghe thật buồn cười nhưng đó là việc cần thiết. Bạn nên ghi lại không chỉ số cân đo hằng ngày, mà cả thực đơn trong ngày của bạn.

Bạn là người duy nhất thấy chúng nên hãy ghi chép thật trung thực. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể của ngày hôm sau. Bạn cũng nên có 1 quyển sách dinh dưỡng để cân đối thực đơn của mình.

3. Nói với mọi người

Hãy nói với mọi người trong nhà về ý định của bạn. Giảm cân là việc rất quan trọng với bạn nên bạn muốn nhận được sự ủng hộ của họ. Nếu không, bạn cũng có thể tham gia 1 diễn đàn để học hỏi thêm kinh nghiệm và biết tránh những điều không nên.

4. Ăn nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày

Điều này chắc hẳn ai cũng biết. Tác dụng của nó là ngăn cảm giác thèm ăn giữa các bữa chính.

Nhưng bạn nên tìm hiểu kĩ về những gì mình sẽ ăn, tốt nhất là lập hẳn thực đơn để tránh việc ăn quá nhiều.

1 số người do ăn quá nhiều ở bữa phụ nên bỏ bữa chính. Điều đó hoàn toàn sai lầm, nó sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống của bạn - 1 điều tối kị trong giảm cân.

Người châu Á chúng ta luôn có thói quen ăn ít vào buổi sáng và buổi trưa, ăn nhiều vào buổi tối vì buổi tối là lúc cả gia đình quây quần bên mâm cơm. Không nên làm thế. Bữa sáng là bữa ăn cung cấp năng lượng chính cho 1 ngày làm việc vì thế, dù muốn giảm cân đến mấy, bạn cũng không được phép bỏ.

Bữa trưa sẽ duy trì năng lượng cho đến tối, bạn không nên ăn theo kiểu " ăn lấy hương lấy hoa", nên ăn vừa phải, ít hơn bữa sáng.

Bữa tối thường bắt đầu sau 5h chiều. Đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi vì thế calo không được đốt cháy. Đây mới lúc bạn phải ăn ít.

Hãy nhớ, luôn luôn ăn đúng bữa. Trong những bữa phụ này, bạn chỉ nên ăn nhẹ như hoa quả hoặc rau, thêm vào đó, uống nhiều nước sẽ ngăn cảm giác thèm ăn.

Người phương Tây thường có câu: bữa sáng ăn như 1 ông hoàng, bữa trưa ăn như 1 vị quan và bữa tối ăn như 1 kẻ ăn mày. Bạn nên áp dụng nó để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Bắt đầu kế hoạch tập luyện

Không chỉ có tác dụng đốt cháy calo, tập thể dục còn giúp cơ thể săn chắc, nhanh nhẹn, linh hoạt.

Mồ hôi túa ra trong khi tập giúp cơ thể loại bỏ chất độc.

Môn thể dục tốt nhất là đi bộ nhưng không nên đi nhiều trong những ngày đầu mới tập. Mỗi ngày bạn có thể nâng quãng đường đi và thời gian đi lên 1 chút.

6. Dọn lại tủ bếp

Bếp là nơi cám dỗ nhất với người ăn kiêng. Bạn sẽ không thể kìm chế mình khi thấy những món ăn ưa thích cứ bày ra trước mắt.

Trước khi bắt đầu giảm cân, bạn nên dọn lại tủ bếp. Dọn hết những đồ ăn nhiều chất béo, chất kích thích, đồ ăn nhanh ra khỏi tủ. Và chỉ xếp lại chúng khi bạn đã chắc chắn mình sẽ không bị hấp dẫn nữa.

7. Để bản thân được thoải mái

Bình thường có lẽ bạn sẽ ăn ngay những món ăn mình thích nhưng khi trong đầu bạn luôn có ý nghĩ rằng không được ăn chúng thì sẽ chỉ càng kích thích cảm giác thèm ăn các món đó. Vậy nên, đừng quá nghiêm khắc với mình, hãy để đầu óc được thoải mái. Trong tuần, bạn có thể dành riêng 1 ngày để thêm vào thực đơn 1 số món bạn thích, tất nhiên là phải giảm số lượng, không thể ăn nhiều như trước được.

Hương Nguyễn

Giảm Cân



Những nghiên cứu lý thú về giảm cân

(Dân trí) - Một nghiên cứu khoa học kéo dài 30 năm công bố trên tạp chí Tiết Niệu Mỹ đã khẳng định rằng chỉ cần giảm cân và tập luyện là có thể chữa được chứng liệt dương mà không cần dùng thuốc.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những nam giới bị chứng liệt dương nên thay đổi thái độ đối với việc giảm cân, thường xuyên tập luyện và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để giảm stress.

2. Giảm bệnh tim mạch và cholesterol

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Y Quebec- Canada phát hiện ra rằng việc bổ sung thêm canxi và vitamin B trong quá trình giảm cân giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và giảm lượng cholesterol có hại.

3. Hiệu quả của ăn uống và tập luyện

Chế độ ăn uống và tập luyện khoa học đều đặn có tác dụng tích cực trong giảm cân. Theo các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu ở Baton Rouge thì chế độ ăn kiêng cùng với hoạt động thể thao sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

4. Thiếu ngủ gây tăng cân

Cuộc nghiên cứu tiến hành với hơn 2.000 trẻ em Mỹ ở độ tuổi từ 3-12 đã rút ra kết luận rằng những trẻ em ngủ nhiều hơn thường ít béo phì hơn những trẻ thiếu ngủ.

5. Tốt cho tim

Giảm cân giúp tăng cường chức năng tim. Cuộc nghiên cứu của đại học Queenland - Australia đã chỉ ra rằng những người bị béo phì sẽ giảm đáng kể các bệnh liên quan đến tim mạch khi thay đổi lối sống theo hướng có lợi cho sức khỏe và điều chỉnh được cân nặng.

6. Phong trào giảm cân

Sự ủng hộ của người thân và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch giảm cân.

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người ăn kiêng và tập luyện theo nhóm sẽ dễ đạt được mục tiêu giảm cân hơn là những người thực hiện kế hoạch giảm cân 1 mình.

7. Tập luyện cường độ cao

Theo các cuộc nghiên cứu ở Australia thì việc tập luyện và hoạt động với cường độ cao giúp giảm cân hiệu quả gấp 3 lần so với các hoạt động bình thường.

8. Giảm ung thư

Giảm cân giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Một đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang gien ung thư vú có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này nếu luôn giữ cơ thể cân đối, thon thả.

9. Tác dụng của quả bưởi

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, quả bưởi giúp giảm cân rất hiệu quả. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường khi được ăn hằng ngày.

10. Tập luyện và giảm lượng chất béo

Nhiều cuộc nghiên cứu ở Anh và Australia đã chỉ ra rằng tập luyện và giảm ăn các chất béo không chỉ giúp tăng cường sự chắc khoẻ dẻo dai của các cơ mà còn cải thiện và duy trì dáng vẻ hiệu quả nhất.

Quỳnh Liên

Chăm chỉ luyện Yoga



Chăm chỉ luyện Yoga

(Dân trí) - Những bài tập đơn giản sẽ giúp giảm bớt căng thẳng khi bạn phải làm việc nhiều với máy vi tính. Bạn có thể thực hiện những động tác dưới đây ngay trong phòng làm việc.

1. Đứng thẳng, đưa tay qua đầu và các ngón tay lồng vào nhau, ngửa lòng bàn tay hướng lên phía trần nhà. Hít sâu và thở ra khi toàn thân đang vươn lên, 2 vai khép chặt. Tiếp tục hít sâu và thở ra khi nghiêng người từ bên này sang bên kia.

2. Hít vào, nâng hai vai lên sát tai và rồi thở ra và để vai rơi tự do trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 3 lần. Cố gắng ép sát các múi cơ hình thang ở sau lưng khi bạn nâng vai lên và rồi khi để vai rơi tự do, thả lỏng các múi cơ đó hoàn toàn.

3. Đứng (hoặc ngồi ở ghế) sao cho 2 chân bám chặt mặt đất. Hít sâu và dang 2 tay ra, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Thở ra và ngửa lòng bàn tay lên đồng thời đẩy vai về phía sau. Hít vào và thở ra rồi hạ tay sao cho cùi tay hướng về eo. Hít vào và thở ra khi vòng tay lên phía trước bụng. Bài tập này giúp nở nang lồng ngực và thẳng lưng trên.

4. Để hai tay ra sau lưng, đan các ngón tay vào nhau. Giữ thẳng lưng, ưỡn ngực về phía trước. Thở ra hít vào đều đặn, mắt nhìn thẳng và tập trung nhìn vào điểm cố định ở xa nhất.

5. Đứng gần 1 bức tường ở khoảng cách sao cho cánh tay phải duỗi thẳng, bàn tay úp vào tường. Thở ra hít vào đều đặn, quay đầu sang bên phía vai trái rồi lại quay thẳng sao cho vai không chuyển động. Lặp lại 5 nhịp, sau đó đổi bên.

6. Đứng cách bàn làm việc ở khoảng cách vừa phải. Tỳ 2 tay lên trên bàn, các ngón tay hướng ra ngoài. Sau đó xoay bàn tay sao cho các ngón tay hướng vào cơ thể. Căng duỗi nhịp nhàng cánh tay và cổ tay.

7. Choàng cánh tay phải qua thân người đặt tay phải lên vai trái sao cho cùi tay thẳng góc với ngực và hướng ra ngoài. Đặt bàn tay trái lên cùi trỏ của tay phải và thở ra, dùng tay trái đẩy tay phải hướng thẳng lên, sao cho phần vai được nâng lên. Hít thở vài lần rồi thả lỏng, chuyển sang tay kia.

8. Gập tay phải ra đằng sau và thở ra khi uốn cong khuỷu tay và các ngón tay chạm vào vùng lưng ở giữa 2 vai. Đưa tay trái lên, đặt lòng bàn tay vào cùi trỏ tay phải và kéo khuỷu tay về phía bên trái. Thư giãn các cơ xương sườn bằng cách giơ cao tay phải và thở ra hít vào vài lần. Thả lỏng và lặp lại với tay kia.

9. Hai tay bắt chéo trước ngực và đặt một khuỷu tay này ở dưới khuỷu tay kia, 2 bàn tay hướng vào nhau và các ngón tay hướng lên trần nhà. Thở ra và từ từ nâng cánh tay lên sao cho khuỷu tay thẳng góc với vai. Lặp lại bằng cách đổi vị trí của khuỷu tay.

10. Ngồi trên ghế xoay và dùng lực kéo ghế ra xa khỏi bàn, sao cho cánh tay thẳng, lòng bàn tay bám vào cạnh bàn. Thót bụng và kéo vai hướng về phía cạnh bàn sao cho đầu song song với cánh tay.

11. Ngồi trên ghế, 2 chân gập vuông góc với mặt đất, thẳng lưng. Vặn mình về bên trái, 1 tay đặt lên phần tựa của ghế, 1 tay đặt trên mặt ghế. Hít thở vài lần rồi đổi tư thế.

12. Ngồi trên ghế, 2 chân mở rộng so với hông. Cúi người xuống, ép sát thân người vào 2 đùi, 2 tay chạm mắt cá. Tiếp tục gập người xuống sao cho đầu cúi thấp hơn đầu gối.

13. Ngồi thẳng lưng, 2 chân chạm sàn. Hai bàn tay đặt lên đầu gối, vai thả lỏng. Hít một hơi thật sâu và thè lưỡi, hướng ánh nhìn vào mũi. Lưỡi liên tục thè ra, rụt vào trong miệng. Thở ra và hướng mắt lên trên trán. Lặp lại 3 lần.

14. Ngồi trên ghế, thư giãn vai và thả lỏng cơ thể. Thư giãn các cơ trên mặt, hàm và lưỡi. Đảo mắt vòng tròn 8 lần. Nhắm mắt và hít thật sâu, thở ra thật chậm.

Thu Phương - Thuý An

Theo will-harris

Trẻ lâu nhờ vitamin D



Trẻ lâu nhờ vitamin D

Ánh nắng vừa làm tăng nguy cơ ung thư da nhưng cũng có tác dụng trẻ hóa cơ thể.
(Dân trí) - "Một loại vitamin được hình thành khi da tiếp xúc với ánh nắng lại có khả năng làm chậm quá trình lão hóa các tế bào và các mô - đó là vitamin D", các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu của trường Hoàng gia London với hơn 2.000 phụ nữ trong độ tuổi 18 - 79 tham gia đã cho thấy những người hấp thụ nhiều vitamin D có quá trình lão hóa trong AND chậm hơn những người có mức vitamin D thấp trong máu.

Các nhà khoa học tiến hành kiểm tra sự hiện diện của vitamin D trong máu, so sánh chiều dài của của đoạn telomeres (một đoạn mã hóa nằm trên chuỗi AND có khả năng năng kiểm soát tốc độ lão hóa ở cấp độ tế bào) trong tế bào bạch cầu.

Họ phát hiện ra rằng sau khi phân loại tuổi tác của tình nguyện viên, những phụ nữ có mức vitamin D trong máu cao cũng có đoạn telomeres trong mỗi tế bào dài hơn những phụ nữ có mức vitamin D trong máu thấp hơn.

GS Brent Richards, trưởng nhóm nghiên cứu vui mừng: “Kết quả nghiên cứu này thực sự rất thú vị bởi đây là lần đầu tiên một nghiên cứu cho thấy quá trình lão hóa cơ thể sẽ chậm lại ở những người có mức vitamin D trong máu cao hơn so với những người có mức vitamin D trong máu thấp hơn. Điều này cũng giải thích vì sao vitamin D có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư”.

Phương Minh

Theo BBC


5 mẹo nhỏ chống đau lưng

(Dân trí) - Những nghiên cứu gần đây cho thấy sinh hoạt và lối sống ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Ví như khi thường xuyên làm việc với web hoặc xuống phố trên những đôi giày cao gót thì rất có thể bạn sẽ sớm gặp các vấn đề về lưng. Vậy phải làm thế nào?

Đừng quá nghiêm trang

“Một điệu bộ đúng không có nghĩa là đứng nghiêm như người lính bởi như thế vô hình chung đã tạo sức ép cho xương sống. Thay vào đó, hãy thả lỏng cơ thể với thế đứng vững vàng (không xoắn 2 chân vào nhau, 2 chân hơi cách nhau, thành hình chữ V). Khi phải đứng lâu, nên đặt một chân lên vật cao hơn một chút và thỉnh thoảng đổi chân", Th.S AthurWhite, nhà phẫu thuật cột sống đồng thời là tác giả cuốn Các quy tắc đi đứng bật mí.

Để tạo thành thói quen, bạn nên “để ý” đến dáng đứng của mình khi đang chờ đợi, nói chuyện hay khi đang trong thang máy…

Chú trọng tới bàn chân

Bàn chân bị uốn cong quá mức (đi giày cao gót) hay tiếp xúc quá nhiều với mặt đất (chân đất, đi giày bệt) cùng với một số yếu tố khác sẽ ngấm ngầm làm hỏng dáng đi của bạn và dẫn tới chứng đau lưng mãn tính.

Phụ nữ thuộc nhóm đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương với tỉ lệ bệnh tật có nguồn gốc từ đôi chân cao gấp 4 lần so với nam giới. Không gì khác, thủ phạm số 1 của tình trạng này chính là những đôi giày cao gót.

Các bác sỹ thống nhất rằng với những đôi giày đặt, đúng kích cỡ sẽ cải thiện được hầu hết các rắc rối kể trên.

Tất nhiên, bạn vẫn có thể đi giày cao gót trong các buổi họp hoặc các bữa tiệc nhưng để đi dạo, hãy chọn những đôi giày mềm và giúp bạn thoải mái (gót không cao quá 4cm và các kiểu giày xuồng không cao quá 5cm)

Đi bộ đúng cách

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: đi bộ giúp giảm nhẹ các cơn đau lưng nhưng nếu dáng điệu không đúng thì đi bộ sẽ phản tác dụng. Ví như vác nặng một bên hoặc khom lưng khi đi bộ sẽ gây ra chứng đau lưng kinh niên.

Nhà vật lý trị liệu Shery Brouman (Los Angeles, Caliornia), một chuyên gia “chỉnh dáng” để chữa các vấn đề lưng khuyên: thả lỏng gối và chú ý vào việc “đánh” hông. Mông thả lỏng nhưng bụng lại thót vào (không quá chặt). Bước đi giống như khiêu vũ, tức là gót chân phía trước chạm vào mũi của của bàn chân phía sau, tập trung lắc xương sườn và xương chậu. Cố gắng để sao cho có cảm giác thăng bằng, không quá cứng nhắc và không tạo quá nhiều sức ép lên gót chân.

Mỗi ngày nên tập ít nhất 4 lần, mỗi lần 5 phút cho đến khi có được dáng điệu thật tự nhiên.

Tạo vẻ thanh thoát

Đôi khi bạn phải mang vác những thứ quá với sức lực của bản thân như cõng đứa trẻ chỉ mới biết đi hay vác một máy tính xách tay leo tầng và cả việc tham gia một số môn thể thao yêu thích... đều sẽ khiến các cơ bắp bị kéo căng quá mức.

Giải pháp tốt nhất là “sẻ việc” đều cho cả 2 vai và hông. Tức là khi phải vác vật gì đó trên vai hay ôm ngang hông, hãy chuyển chúng từ vai trái sang vai phải rồi lại chuyển sang vai trái… sau mỗi quãng đường hay khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, hãy cố gắng “ép” vật đang mang càng sát người càng tốt.

Năng vận động, ít ngồi yên

Nếu như phần lớn thời gian làm việc, “lướt” web và xem ti vi mỗi ngày chỉ là ngồi thì đó thực sự là kẻ thù của lưng.

Một nghiên cứu có tính bước ngoặt tại Thụy Điển cho thấy tư thế ngồi thẳng lưng sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của cột sống lên tới 140% so với đứng thẳng, còn ngồi thụm xuống là 185%.

Nguyên tắc ngồi đúng: Tạo thành một đường thằng từ đầu đến vai, từ vai đến hông, sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào phần xương cụt. Hai bàn chân đặt trên sàn nhà với phần đầu gối gập vuông góc.

Tất nhiên là bạn không thể ngồi liên tục như vậy trong suốt cả ngày hay ít hơn là vài tiếng. Bạn nên đổi tư thế cứ sau 40 - 60 phút để ngăn ngừa cảm giác căng mỏi nhưng tốt nhất là đứng lên và vươn người, lắc cổ, bẻ cằm, gập lưng và vặn hông.

Thu Phương - Giản Lâm

Theo CNN

Những Thức Uống Giúp Giải Rượu

Lương y khuyên: Với mỗi cốc bia, rượu "nạp" vào cơ thể, nên ăn kèm một miếng "mồi". Không nên uống cùng lúc hai thứ rượu, bia trở lên; không hút thuốc khi uống rượu bia; tuyệt đối không được uống nước ngọt có gas khi bị say; không nên uống quá chén, mà phải biết dừng đúng lúc!... Nhưng lỡ quên lời lương y rồi bị say, thì có thể dùng một vài "bài" thông dụng sau:


Nước cóc ép





Cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, do đó nước cóc ép giã rượu rất tốt. Bạn gọt vỏ, dùng dao cắt chung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho vào một ít muối cho đỡ chua. Chỉ nên uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu, không nên uống vào sáng hôm sau, sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là những người bị chứng thừa axít.


Nước chanh nóng





Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa. Nó giúp giải được rượu và chống cảm lạnh. Bạn rót nước nóng ra tách, pha thêm chút nước nguội cho vừa uống, vắt chanh vừa uống, cắt vài lát gừng thả vào, cho thêm một tí muối nữa cho đỡ chua. Chỉ cần nhắm mắt uống một hơi hết ly, ngậm luôn lát gừng vào miệng là cảm thấy đỡ mệt và đỡ lạnh ngay.


Nước chè xanh





Nước chè xanh nóng chỉ dành cho những lần say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, câu chuyện vẫn chưa muốn dứt thì một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Vừa uống chè xanh vừa chuyện trò sẽ rất thú vị. Sau vài chén chè xanh, mọi người sẽ thấy tỉnh táo hẳn, có thể ra về bằng xe máy như lúc đến


Nước đậu xanh nấu





Nếu biết trước sẽ phải tham gia một cuộc nhậu ác liệt, trước khi đi bạn nên bỏ một nắm đậu xanh nguyên hạt vào nồi cùng với một tô nước to, nấu đến khi đậu xanh chín thì tắt lửa để đấy. Lúc nhậu về mà thấy say thật, nên cố gắng uống hết nước và ăn hết "cái" luôn (nếu vẫn còn ăn được) trước khi đi ngủ. Sáng mai, bạn sẽ thấy đỡ mệt nhiều.

Hoặc:

+ Dùng ngó sen tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống.
+ Lấy củ cải trắng đem giã lấy nước, hoặc nấu lấy nước để uống.
+ Kê cốt thảo (50 gr), sắn dây (50 gr). Dùng 3 chén nước sắc còn 1 chén để uống giã rượu.

Muốn chấm dứt tình trạng mệt mỏi, đau đầu sau khi uống rượu say, bạn nên áp dụng một trong những cách sau đây:

1. Cho người say uống một ít giấm ăn. Hoặc dùng 50 g giấm, 25g đường, ba lát gừng tươi đun sôi rồi cho người say uống, rất hiệu quả.
2. Sau khi say rượu, nếu thấy hiện tượng ngủ mê mệt, có thể dùng nước sôi pha một ít cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh lại.
3. Cho người say húp cháo loãng. Khi gặp phải cháo gạo loãng, chất cồn trong rượu sẽ bị ngưng tụ lại, do đó mà giảm mạnh khả năng hấp thu cồn của cơ thể người.

Hoặc:

+ dùng rau cần tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước uống.
+ Lấy một lá đu đủ non cho vào miệng nhai, nuốt nước, bỏ bã.
+ Ăn một trái lựu, hoặc giã lấy nước để uống.
+ Pha cà phê đậm, uống khoảng 100 ml, không đường, uống từng ít một.
+ Uống một cốc trà đặc (chừng 100 ml).
+ Uống một ly nước ép lê tươi hoặc cam.

+ Nếu buồn nôn, hãy uống ngay một cốc nước nóng, cho rượu nôn ra.

6 cách làm tăng sức sống

Mỗi ngày, năng lượng của bạn tiêu hao cho nhiều việc, có ích lẫn vô ích. Làm thế nào để nguồn lực ấy luôn dồi dào? Cách tốt nhất là hãy tìm ra nguyên nhân khiến bạn phải tiêu hao nhiêu năng lượng, từ đó mới có giải pháp thích hợp.

Có những lúc bạn thấy mình chẳng khác nào chiếc máy giặt bị quá tải. Bao nhiêu áp lực dồn đến cùng lúc: rắc rối từ gia đình, công việc, bạn bè, họ hàng, láng giềng...

Làm thế nào để có đủ năng lượng cho bộn bề áp lực như thế? Cũng được, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có nhiều thời gian để ngủ. Thông thường, những người bận rộn nên áp dụng 6 cách sau:

Chớ ôm đồm

Đây là thói quen của không ít người, trở thành bản tính khó sửa. Cùng lúc, bạn muốn hoàn thành mọi việc ở công ty, vừa muốn là người vợ, người mẹ chu toàn trong gia đình... Quá nhiều thứ dồn đến cùng một thời điểm, bạn sẽ không có đủ năng lượng để hoàn thành.

Giải pháp: Hãy tự chủ và biết nói không đúng lúc. Khi nói không với người khác hoặc một việc nào đó, có nghĩa là bạn đã nói có với chính mình. Bạn cảm thấy khó làm được như thế? Hãy bắt đầu từ việc nhỏ, dần dần bạn sẽ có thói quen biết từ chối đúng như đối với cả những việc có vẻ quan trọng.

Đừng cố chứng tỏ

Đây là lý do khiến bạn mất nhiều năng lượng nhất. Việc cố chứng tỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng bởi những ước mơ từ thuở bé: lớn lên sẽ làm cô giáo, phi công, bác sĩ hoặc trở thành ông bố, bà mẹ mẫu mực...

Giải pháp: Hãy viết ra giấy những điều bạn mong muốn về bản thân và kế hoạch, thời gian để thực hiện những điều đó. Trong khi chờ đợi hoàn thành từng điều một, theo thứ tự rõ ràng, bạn đừng quá lo lắng về những điều khác nói và mong đợi về mình, bởi bạn đã có kế hoạch riêng rất rõ ràng.
Đừng quên giúp mình luôn ấn tượng mỗi ngày bằng những điều nho nhỏ, nhưng khá hiệu quả như: ăn mặc đẹp theo sở thích, phong cách, trang điểm nhẹ nhàng, lịch sự, có những người bạn tốt và thói quen có lợi cho sức khỏe...

Quên đi lo lắng

Lo lắng là những suy nghĩ tiêu cực quẩn quanh trong tâm trí bạn, có thể đeo đuổi đến trong cả giấc ngủ, biến thành ác mộng. Hẳn bạn đã biết ít nhiều về tác hại do điều này gây ra: mệt mỏi, lo lắng, buồn phiền, khó chịu, dễ cáu gắt và trở nên thiếu tự tin. Tất nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta mất khá nhiều năng lượng một cách vô ích.

Giải pháp: Bạn cần tập thói quen suy nghĩ lạc quan theo hướng tích cực. Tốt nhất là tìm ra giải pháp thay vì cứ ngồi một chỗ suy đoán, dẫn đến lo lắng. Khi mọi thứ đều được phơi bày ra ánh sáng, bạn sẽ hiểu rõ ngọn nguồn và không còn phải vướng bận.
Để làm được như thế, bạn cần dứt khoát gạt mọi ý nghĩ tiêu cực, không có căn cứ và chưa rõ ràng khi chúng vừa chớm xâm nhập vào đầu óc.

Luôn ngăn nắp

Bàn làm việc của bạn bừa bộn với đủ thứ giấy tờ, văn phòng phẩm, thức ăn, đôi lúc còn lẫn cả rác thải... Xuống bếp, bồn rửa chén bát ngập chìm bao loại xoong nồi, bát đĩa, bao nylon đựng thực phẩm. Vào phòng tắm, trên mắc áo đầy quần áo bẩn, đã đến giai đoạn bốc mùi ẩm mốc sau mấy ngày chưa giặt. Stress là phải!

Giải pháp: Hãy bắt tay vào làm thông thoáng mọi thứ, đầu óc bạn mới được giải tỏa. Đừng vội nản vì không biết giải quyết việc nào trước. Bạn nên ưu tiên theo thứ tự trước sau hoặc trong ngoài và chia nhỏ công việc, giải quyết từ từ.

Tránh ghen tỵ

Khi so sánh mình với người khác là bạn đã tự làm hại mình. Mỗi người có một cuộc sống, công việc, tính cách, hoàn cảnh và những mối quan hệ khác nhau. Vì thế, bạn đừng mất thời gian và công sức để ghen tỵ, buồn phiền.

Giải pháp: Bạn cần biết rằng mỗi người đều có thể tỏa sáng bằng một thứ ánh sáng riêng. Hôm nay là một người bạn hoặc đồng nghiệp nào đó, nhưng ngày mai có thể là chính bạn được mọi người hoan nghênh.
Hãy dẹp bỏ tâm lý đố kỵ, thói quen so sánh mình với những người xung quanh. Đây có thể là cội nguồn làm nảy sinh những tật xấu khác, khiến bạn không còn được yêu mến, tôn trọng. Hãy luôn sống bằng sự vui vẻ, trái tim vô tư.

Ăn uống hợp lý

Sau một ngày làm việc, từ khoảng 16g30 trở đi là lúc bạn lại đối mặt với nhiều áp lực khác: Bọn trẻ đi học về, chuẩn bị bữa ăn tối cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa... Sự hối hả, ăn uống vội vàng, không đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ khiến bạn mất nhiều năng lượng.

Giải pháp: Hãy lên kế hoạch giảm bớt việc trong khoảng thời gian này. Bạn có thể chia bớt việc với chồng hoặc những người thân trong gia đình. Ngoài ra, bạn nên giúp con mình hiểu rằng chúng cần đỡ đần bố mẹ và có trách nhiệm hơn với gia đình.
Khi bọn trẻ ở nhà, bạn nên ngừng làm việc trong khoảng 30 phút, dành thời gian này để hướng dẫn chúng làm một số việc nho nhỏ, tùy theo lứa tuổi, sức lực. Những lần sau, trong lúc bọn trẻ làm việc, bạn có thể tranh thủ nhấm nháp một thức ăn nhẹ như socola hoặc bánh snack. Đây vừa là cách giải trí, vừa là cách bổ sung năng lượng cho cơ thể.